Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

(Webphunu.net) - Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, lúc này, các chất dinh dưỡng không chỉ để trẻ phát triển thể chất mà còn cung cấp năng lượng để chúng học tập.


Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, lúc này, các chất dinh dưỡng không chỉ để trẻ phát triển thể chất mà còn cung cấp năng lượng để chúng học tập. Ảnh minh họa

Năm học mới đã bắt đầu, điều làm các bậc cha mẹ luôn quan tâm là làm thế nào để trẻ luôn khỏe mạnh để tiếp thu bài vở một cách tốt nhất, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Những lưu ý cơ bản Gia đoạn này, nếu trẻ không có chế độ ăn hợp lý, ăn uống quá mức sẽ dẫn đến béo phì hoặc không ăn uống đầy đủ trẻ có nguy cơ bị còi cọc, thiếu máu.
Khi xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần phải tính đến những nhu cầu của cơ thể gắn với sự phát triển chiều cao, sự thay đổi các điều kiện môi trường bên trong cơ thể, sự phát triển thể lực và trí tuệ. Do vậy, một chế độ ăn uống tối ưu cần phải có sự cân bằng giữa tiếp nhận và tiêu hao các chất dinh dưỡng cơ bản. Ở lứa tuổi này bé đã hoàn toàn ăn cùng gia đình, đã hình thành nên thói quen và sở thích trong ăn uống. Do vậy, cha mẹ nên khuyến khích cho con ăn những thực phẩm lành mạnh như: hoa quả, rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa,..Ngoài ra nên tập cho con thói quen uống nước ngay cả khi không khát.
Ở gia đoạn này, trẻ đang tuổi phát triển có nhu cầu hoạt động và vận động nhiều nên chúng thường nhanh đói. Vì vậy, ngoài bữa chính cha mẹ cũng nên lưu ý tới bữa ăn nhẹ cho trẻ hàng ngày đặc biệt sau khi chúng tan học. Dinh dưỡng cho từng bữa ăn Bữa sáng Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khỏe. Nhiều nhà dinh dưỡng đã xác định được giá trị của bữa ăn nhanh vào buổi sáng, bữa ăn sáng chiếm 30 – 40% tổng năng lượng cả ngày nên cần phải là bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhất. Thiếu ăn sáng có thể sẽ gây hậu quả bất lợi đến các hoạt động cơ thể và tinh thần trong suốt một buổi sáng. Đối với lứa tuổi tiểu học, bữa ăn sáng giúp cho các em khi đi học tăng khả năng hấp thụ bài giảng, suy nghĩ nhanh, tăng mức độ và thời gian tập trung vào giờ học, vì vậy cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một bữa sáng dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ năng lượng cho trẻ đến tận bữa trưa. Bữa sáng tốt là bữa sáng phải có đầy đủ ngũ cốc, chất xơ, canxi, protein và DHA. Những chất này ngoài việc duy trì cân nặng, ổn định các cơ quan trong cơ thể còn giúp bé luôn khỏe mạnh. Thực đơn cho bữa sáng có thể là các món phở, bún, miến… (có chứa khoảng 400-500 kcal), bánh mì thịt (khoảng 400kcal), hoặc các món xôi đậu (khoảng 500kcal), uống thêm hộp sữa tươi (khoảng 200ml) là có thể đảm bảo bữa ăn sáng cho nhu cầu phát triển cơ thể của trẻ. Bữa trưa Trong suốt buổi sáng trẻ học tập và vận động nhiều, bữa trưa, trẻ cần được bổ sung năng lượng để có sức khỏe học tập tiếp vào buổi chiều. Hiện nay có khá nhiều trường học phục vụ cho trẻ lứa tuổi tiểu học bữa trưa và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học phù hợp với từng bé. Nếu bố mẹ chuẩn bị bữa trưa cho con thì nên chú ý đến nhóm thức phẩm thiếu yếu như thịt, cá, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả… Bố mẹ cũng có thể lập danh mục các món ăn: Thứ 2 trẻ sẽ ăn cơm với cá và canh rau dền, sau bữa ăn uống thêm một cốc sữa và hoa quả tráng miệng, thứ 3 trẻ sẽ ăn cơm với thịt gà và rau muống luộc…cần đa dạng hóa bữa ăn để tránh gây nhàm chán cho trẻ. Bữa ăn nhẹ sau giờ học ở trường Trẻ ở độ tuổi tiểu học thường nhanh đói, chính vì thế sau khi tan trường cha mẹ nên cung cấp món ăn nhẹ cho trẻ. Có thể là một vài chiếc bánh quy, một lát bánh ngọt, một hộp sữa chua, một ít hoa quả khô… Chú ý không nên cho trẻ ăn nhiều nhất là đồ ngọt, có thể sẽ khiến trẻ ngang bụng và không muốn ăn bữa tối.


Hãy để trẻ vào bếp cùng bạn, chắc chắn bé sẽ thích thú hơn khi ăn những món mà trẻ tự tay làm cùng. Ảnh minh họa Bữa tối Trước đây mọi người thường quan niệm cả ba bữa sáng, trưa, tối đều phải ăn nhiều nhưng khoa học đã chỉ ra rằng bữa tối không nên ăn nhiều sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như gây ra nguy cơ béo phì. Hãy để trẻ vào bếp cùng bạn, chắc chắn bé sẽ thích thú hơn khi ăn những món mà trẻ tự tay làm cùng. Bữa tối vẫn phải đủ các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ tuy nhiên với số lượng ít hơn bữa trưa. Chú ý khi dùng bữa nên tắt ti vi để cả nhà trò chuyện và trẻ sẽ tập trung hơn vào bữa ăn. Cũng đừng ép trẻ ăn quá no, hãy để chúng được quyết định về số lượng trong mỗi bữa. Bình luận trên FaceBook Tổng hợp theo Đẹp & Khỏe

0 nhận xét:

Đăng nhận xét