Mới đây xảy ra vụ đánh đập trẻ tự kỷ tại Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương (TPHCM) một lần nữa báo động về tình trạng trẻ tự kỷ bị xâm phạm quyền được học tập, được chữa bệnh. Trước thực trạng đau lòng này, BS Nguyễn Trọng An - nguyên Cục phó Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH), PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng - cho rằng:
![]() Đánh đập trẻ tự kỷ bằng khúc cây tại Trường Tiểu học chuyên biệt Anh Vương. - Chuyện bảo mẫu đánh đập trẻ tự kỷ (TK) tại Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương đã thêm một lần dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ em (TE) bị bạo hành. Thật ngỡ ngàng khi ông chủ trường này vẫn nói mình đã “dồn hết tâm huyết” để chăm sóc trẻ và ông Chủ tịch UBND Phường 15 thì nói không thấy có bạo hành(?), trong khi trường này nằm ngay sau trụ sở UBND Phường 15. Điều này cho thấy sự buông lỏng quản lý của lãnh đạo địa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc TE ở cơ sở. <?> Hiện ở VN, những gia đình có con bị TK đang rất khổ sở trong việc tìm trường học, nơi chữa bệnh cho con. Theo ông, sự chậm trễ này kéo dài đã quá lâu không? - Những năm gần đây, vấn đề trẻ mắc hội chứng TK nổi lên và bức xúc trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, nhóm TE này đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng... Hiện chúng ta chưa có một nghiên cứu và khảo sát nào chính thức xác nhận tỉ lệ trẻ mắc TK trên cả nước. Thống kê trẻ TK vào khám và điều trị tại các BV nhi cho thấy số trẻ mắc TK ngày càng tăng. Các chính sách nhà nước dành cho trẻ TK đến nay vẫn chỉ dừng ở mức khuyến nghị, mà chúng ta đều biết rằng trẻ TK là 1 trong các đối tượng TE có hoàn cảnh đặc biệt, cần có các chính sách đặc biệt hỗ trợ để được hòa nhập cộng đồng. Cha mẹ của trẻ TK không biết tìm đến địa chỉ nào của nhà nước để được trợ giúp. Họ phải tự mày mò, đưa con đến các cơ sở tư nhân để trị liệu, phục hồi chức năng, rất tốn kém và không phải gia đình nào cũng có điều kiện để chữa trị cho con. Họ cũng đành “nhắm mắt, đưa chân” gửi con vào các cơ sở giáo dục trẻ tư nhân, không có chuyên môn được mở ra để kiếm lời trên thân phận của những trẻ TK. <?> Với tư cách là một chuyên gia cao cấp về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ TE, ông có nghĩ rằng cần phải có ngay một chính sách cho trẻ TK? - Kinh nghiệm của các nước phát triển và kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng cho thấy nhu cầu xã hội về chăm sóc, nuôi dạy trẻ TK một cách bài bản rất lớn, nhưng hiện nhà nước vẫn chưa thể đáp ứng đủ. Điều cần phải làm ngay là, Nhà nước cần có những chính sách đặc thù đối với trẻ TK trong đó ưu tiên 4 chính sách là bảo trợ xã hội, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, hỗ trợ các nhu cầu vui chơi - giải trí... tạo điều kiện để tất cả trẻ TK đều được chăm sóc, được đến trường và hòa nhập xã hội. Hiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em đang trong quá trình sửa đổi để trình Quốc hội ở kỳ họp sắp tới. Chúng ta cần phải nghiên cứu, có những bằng chứng thuyết phục để các quy định trên được đưa vào luật để đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội phát triển và các quyền của trẻ TK. - Xin cảm ơn ông! Hiện ở VN có hơn 1,3 triệu TE khuyết tật, nhưng mới có trên 70.000 TE tham gia vào chương trình giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và trên 7.000 TE tham gia vào chương trình giáo dục chuyên biệt. Một số lượng rất lớn TE khuyết tật, trong đó có trẻ TK không thể tiếp cận giáo dục, không chỉ các em chịu thiệt thòi mà còn là thách thức không nhỏ trong việc thực hiện quyền TE của Việt Nam. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét