Một người phụ nữ có cha mẹ mất tích trong thời "Chiến tranh bẩn thỉu" ở Argentina đã viết thư phản đối nữ Tổng thống vì bổ nhiệm một tội phạm chiến tranh vào vị trí bộ trưởng quốc phòng.
Cuộc bổ nhiệm gây phẫn nộ Từ năm 1976 tới năm 1983, Argentina đã sa lầy vào "chiến tranh bẩn thỉu" (Dirty war). Tổ chức Ân Xá quốc tế ước tính có khoảng 20.000 người thuộc phe đối lập hoặc cánh tả bị người của “Ủy ban hành chính” dưới quyền của quân đội bắt cóc hay giết hại. Nạn nhân thường được nhắc đến bằng từ "desaparecido", có nghĩa là "biến mất". Khi Ủy ban hành chính bị đánh bại hoàn toàn, những người lãnh đạo của cả quân đội và những quân nhân tham gia bị đưa ra xét xử. Mặc dù vậy có rất nhiều người được thả tự do dựa trên Bộ luật Khoan hồng năm 1986 và 1987 của Thủ tướng Carlos Menem. Năm 2003, Bộ luật Khoan hồng này bị bãi bỏ bởi chính phủ của Tổng thống Nestor Kirchner. Các gia đình nạn nhân chấp nhận bồi thường. Trong cuộc chiến trên, những phụ nữ mang thai bị bắt cóc, con của họ được đem cho những gia đình quân nhân hiếm muộn. Xét nghiệm ADN giúp những đứa trẻ này tìm được cha mẹ ruột thịt, về với cội nguồn của mình. Nối bước người chồng ngồi vào ghế Tổng thống, bà Cristina Kirchner từ năm 2007 tiếp tục chỉ thị cho giới tư pháp truy tố các sĩ quan quân đội và an ninh tham gia vào “Chiến tranh bẩn thỉu”. Tuy nhiên, sự kiện bà bổ nhiệm Cesar Milani làm Bộ trưởng Quốc phòng mới đây đã gây bất ngờ cho rất nhiều người Argentina bởi có những tài liệu có chữ ký của Cesar Milani chứng tỏ ông ta có dính dáng đến những "người biến mất".
Lá thư tố cáo Victoria Donda - người được ủy quyền của phe đối lập cánh tả, đảng Libres del Sur, vốn có cha mẹ đều mất tích đã viết một bức thư gửi Tổng thống Kirchner. Thưa bà Cristina, tôi không phải là một trong những người buộc tội chính phủ về việc bỏ phiếu mà khi bàn đến vấn đề nhân quyền. Ngày hôm nay, vào cuối bức thư, tôi có thể dùng tên thật của mình để ký tên vinh danh những công dân Argentina và tổ chức Abuelas (một tổ chức nhân quyền do những bà mẹ của những người biến mất trong "cuộc chiến tranh bẩn" thành lập. Tổ chức đấu tranh nhằm giúp những đứa trẻ tìm lại nguồn cội trong suốt cuộc đàn áp) đi tìm sự thật và công lý. Tôi là kết quả của cuộc đấu tranh ấy. Và tôi tự hào vì điều đó. Thưa bà Cristina, tôi không ủng hộ cho Bộ luật Khoan hồng. Khi bộ luật này được thông qua tôi mới 10 tuổi. Nhưng ngay khi tôi có thể hiểu được bộ luật này có nghĩa là gì đã thôi thúc tôi trở thành một nhà hoạt động cho Tổ chức Libres del Sur - một tổ chức chính trị tôi tham gia từ 15 năm trước. Chúng tôi chiến đấu vì sự thật và công lý cho những người đã dâng hiến tất cả cho đất nước. Tôi cũng giống như nhiều người khác vốn không thể kìm được nước mắt vào ngày 24-3-2004, ngày ESMA (nơi bắt giữ người bí mật và bất hợp pháp trong Cuộc chiến bẩn thỉu) được sử dụng như một trại tạm giam trong suốt thời kỳ chiến tranh bẩn, trở thành Viện bảo tàng tưởng niệm. Tôi khao khát được biết đôi mắt của mẹ mình trông như thế nào. Ngày hôm đó, bất chấp đau đớn, tôi quyết định khám nghiệm ADN. Ngày 10-8 tôi nhận được kết quả xét nghiệm ADN, và hồi hộp nắm chặt tay của một người bạn thân để nghe quan tòa kết luận: "Kết quả xét nghiệm của cô tương thích 99,999% với María Hilda Pérez và José Donda Tigel. Người phụ nữ 23 tuổi và người đàn ông 21 tuổi". Lydia Vieyra là người còn sống sót trở về từ ESMA, là người đã giúp mẹ tôi trong suốt quá trình bà sinh ra tôi và là người phụ nữ tôi gọi là "dì". Bà cho tôi biết, mẹ tôi bị bắt cóc tại khu vực phía tây, nhưng không ai biết cha tôi bị bắt cóc ở đâu. Bà cũng nói rằng, mẹ sinh tôi ra trong trại tạm giam ESMA, và đặt tên tôi là Victoria. Tôi rời khỏi phòng xử án, gọi điện cho đồng nghiệp Isaac "Yuyo" Rudnik (một trong những người đứng đầu của Libres del Sur). Và nói với anh ấy rằng: "Tôi tên là Victoria". Đây là tên mẹ tôi đặt cho. Thưa bà Cristina, ngày hôm nay tôi thực sự rất bất ngờ và buồn bã khi biết khái niệm về sự phục tùng - đã giúp những người lính cấp thấp phạm tội theo lệnh của cấp trên khỏi bị truy tố vẫn còn tồn tại trên đất nước của chúng ta. Tôi cũng rất đau khổ khi nghe được rằng, những người mà tôi kính trọng - biểu tượng của Chủ nghĩa Kirchner nói rằng, César Milani "không thể ký vào tài liệu bởi lúc đó ông ta mới chỉ 20 tuổi", hoặc rằng "vào năm 1976 Milano là một thiếu úy, cấp bậc thấp nhất trong quân đội", như thể tất cả những sự thật này đủ để bào chữa và phủ nhận sạch sẽ hồ sơ phạm tội đen tối của con người mà bà bổ nhiệm làm người đứng đầu quân đội. Tôi là một phần của một tổ chức chính phủ mà theo lý thuyết, Milanis (những tên diệt chủng) sẽ không bao giờ được trở lại. Một tổ chức chính phủ luôn nói về chủ quyền quốc gia còn quan trọng hơn cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thế nhưng gần đây hãng khai thác vàng Barrick và hiện tại là Chevron xuất hiện. Cả hai đại diện cho Argentina trong quá khứ, của sự phản bội, vi phạm nhân quyền, của tham nhũng, cướp bóc mà không bị trừng phạt. Thưa bà Cristina, những bức chân dung của những tên đồ tể từng bị gỡ xuống trước đó dường như lại được treo lên; những công ty chúng tôi yêu cầu không được hoạt động trong nước- đơn cử như Công ty Repsol vào năm 2013 - đã trở lại để lấy đi những gì thuộc về chúng ta và làm ô uế đất nước chúng ta; nạn tham nhũng lại hoành hành theo chiều hướng xấu nhất. Ngày hôm nay tôi nhận thấy, chủ nghĩa Kirchner chỉ tồn tại trong những bài phát biểu thời quá khứ. Tôi xin lỗi nếu tôi gợi cho bà nhớ tới những mâu thuẫn về địa vị của bà. Nhưng dù cho bà có thích điều đó hay không, tôi vẫn là Victoria |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét