Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

(NDH) Đó là tiêu đề một bài viết do tạp chí tài chính danh tiếng FinancialAsia đăng tải ngày 7/8, trích dẫn bài phân tích của bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Nghiên cứu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI).


Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả toàn văn bài viết này:

"Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục hoạt động tốt hơn các thị trường khác trong khu vực. Ngay cả những tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, có tác động sâu sắc trong tháng 5, cũng không cản trở được đà tăng của thị trường.

Việt Nam tiếp tục được mô tả là một thị trường mới nổi với sự ổn định về kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nền kinh tế đang được tái cơ cấu toàn diện. Đảng vẫn duy trì sức ảnh hưởng lớn của mình đối với các vấn đề về kinh tế và xã hội, trong khi đó thừa nhận giá trị nội tại và lợi ích của một nền kinh tế thị trường.

Như tiêu đề cho thấy, tái khám phá các cơ hội ở Việt Nam là nói về việc tìm kiếm những viên ngọc tiềm ẩn trong một biển các cơ hội. Ngày càng có nhiều viên ngọc quý tiềm ẩn có thể được phát hiện trong một làn sóng mới về phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), một phần quan trọng trong kế hoạch tái cơ cấu toàn diện và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của chính phủ. Hệ thống ngân hàng gây giật gân (vì những lý do tốt) đã được cải thiện đến một mức độ mà nó không còn là con mắt đen của nền kinh tế nữa.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước: Làn sóng IPO mới

Chúng ta đã thấy sự khác biệt rõ rệt về số lượng các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong năm 2013 so với 2 năm trước đó. Trong năm 2013, mặc dù không lý tưởng, nhưng môi trường kinh tế đủ sức cho phép các doanh nghiệp nhà nước thực hiện được cổ phần hóa. Không thể nói tương tự đối với giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, khi chúng ta chứng kiến ​​một giai đoạn hoạt động cổ phần hóa thụ động (năm 2011: 12 doanh nghiệp nhà nước, năm 2012: 13 doanh nghiệp nhà nước, năm 2013: 74 doanh nghiệp nhà nước - tổng cộng 99 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong 3 năm, với 19 tổng công ty nhà nước có tổng giá trị cổ phiếu chào bán chưa tới 1 tỷ USD). Chỉ tính riêng năm 2014-2015, danh sách cổ phần hóa có 432 doanh nghiệp, một sự phản ánh trung thành quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của mình.

Vậy tại sao tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2011-2013 lại không được như mong đợi? Trong trường hợp cụ thể này, sự tương quan đã ám chỉ nguyên nhân. Hoạt động cổ phần hóa thụ động trong giai đoạn 2011-2013 có sự tương quan và có nguyên nhân sau:

- khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ;

- chậm trễ trong việc phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu DNNN (chủ yếu là vào năm 2013); và

- thoái vốn ngoài ngành chậm do 93,5% các khoản thoái vốn là giao dịch hoàn toàn nội bộ (3,89 tỷ đồng so với con số 4,16 nghìn tỷ đồng).

Quy định không cho phép bán lỗ các tài sản nhà nước (mà trong một số trường hợp có thể dẫn đến tố tụng hình sự) là bế tắc chính trong việc ngăn cản các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, chỉ có 31 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành IPO. Trong số 432 doanh nghiệp nhà nước đã đề cập ở trên, 135 doanh nghiệp đã không có bất kỳ hành động gì, 138 doanh nghiệp khác đã không được thực hiện hoặc hoàn thành quá trình định giá doanh nghiệp, cơ bản giống với không có bất kỳ hành động gì. Không nản chí, Bộ Tài chính hy vọng rằng lịch trình 2014-2015 sẽ khả thi để khoảng 200 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành IPO của họ vào cuối năm 2014. Liên quan đến việc thoái vốn ngoài ngành, trong tổng mức 22 nghìn tỷ đồng cần phải thoái vốn, khoảng 695 tỷ đồng đã được hoàn thành vào năm 2013, và trong nửa đầu của năm 2014, tổng mức thoái vốn đạt 821 tỷ đồng (một lần nữa lại tốt hơn so với năm 2013, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu).

Sẽ là không thiên vị nếu kết luận rằng làn sóng tái cơ cấu gần đây đã đạt yêu cầu. Nguyên nhân đằng sau mức độ không thành công này có thể là:

- sự thiếu minh bạch, cụ thể là thiếu sự tiếp cận của doanh nghiệp và chương trình quảng bá trước khi IPO;

- Doanh nghiệp nhà nước cố gắng một cách bị động để đáp ứng thời hạn, khiến nhà đầu tư có quá ít thời gian để xem xét vụ đầu tư của mình; và

- mối quan tâm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là lo ngại về việc chậm niêm yết.

Theo quy định ở Việt Nam, IPO và niêm yết là độc lập với nhau, và có thể cần 3 năm để một công ty có thể được niêm yết sau khi IPO. Trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, nơi mà phần lớn các đợt IPO và các vụ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước diễn ra, từ đầu năm đến nay chỉ có 30% cổ phần chào bán đã được bán hết với tổng giá trị 61 triệu USD.

Màn trình diễn nghèo vừa qua đã khiến Thủ tướng Chính phủ đã ký thành luật Nghị quyêt số 15/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả cổ phần hóa và thoái vốn). Rất hiệu quả, nó đã hợp lý hóa tất cả các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về quá trình này từ đầu năm nay. Nghị quyết này tập trung vào những điều sau đây:

- Đầu tiên, để thoái vốn ngoài ngành, thời hạn vẫn được đặt ra là đến cuối năm 2015 và được phép thoái vốn dưới giá trị sổ sách (hoặc mệnh giá) (sau khi đã trích lập dự phòng và nhận được sự chấp thuận từ cơ quan chính phủ liên quan). Thêm vào đó, doanh nghiệp nhà nước được phép thuê công ty chứng khoán để bán đấu giá khoản thoái vốn của họ (cho các công ty chưa niêm yết). Trong trường hợp cổ phần tại các tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty tài chính), ngân hàng thương mại nhà nước được phép tham gia. Các cơ quan chính phủ có liên quan và các tỉnh nên chuyển doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa cho Tổng công ty quản lý vốn nhà nước (SCIC) theo Nghị định số 151/2013/NĐ-CP.

- Thứ hai, SCIC (hoặc ngay cả NHNN) có thể mua các khoản thoái vốn ngoài ngành (tại các công ty bảo hiểm và ngân hàng) từ các doanh nghiệp nhà nước nếu tất cả các biện pháp trên thất bại. Giá sẽ dựa vào thị trường, nhưng không được vượt quá giá trị sổ sách trừ đi khoản dự phòng (doanh nghiệp nhà nước cần phải trích lập đủ dự phòng trước khi chuyển giao cổ phần của họ cho SCIC).

- Thứ ba, về sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan chính phủ liên quan phải đề xuất các quyền lợi của họ tại các doanh nghiệp nhà nước cho Bộ Tài chính để xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ: i) sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Bảo Việt (BVH: HOSE) và các ngân hàng thương mại nhà nước (trừ Vietinbank CTG: HOSE) không thể thấp hơn 65%, và ii) sở hữu nhà nước sẽ khác nhau ở các ngành khác nhau, nhưng không vượt quá 65%.

- Cuối cùng, ban điều hành doanh nghiệp nhà nước và cơ quan chính phủ liên quan sẽ chịu trách nhiệm về những trở ngại mà cuối cùng dẫn đến thất bại và làm chậm trễ tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.

Vấn đề niêm yết: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã đề xuất các cơ chế để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cách thu hút thêm các nhà đầu tư cho đợt IPO sắp tới. Một trong những trở ngại phổ biến nhất đối với việc tái cơ cấu triệt để các doanh nghiệp nhà nước là chậm yết sau khi thực hiện IPO lần đầu, có thể là ít nhất 1 đến 2 năm. Quy định hiện hành yêu cầu các công ty phải niêm yết trong vòng 1 năm sau IPO, nhưng do mức độ phạt về tài chính không quá cao, nên nhiều công ty chọn cách nộp phạt thay vì niêm yết. Năm ngoái, Bộ Tài chính đã bắt đầu soạn thảo một thông tư sửa đổi Quyết định số 108/2008 về tổ chức và quản lý chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Cụ thể, các công ty đại chúng (các công ty đã từng là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và đã được chuyển thành công ty cổ phần, sau khi Thông tư trên có hiệu lực) phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Nhà nước Việt Nam (VSD) và đăng ký niêm yết trên sàn UpCom trong vòng 30 ngày sau khi nhận được giấy phép kinh doanh. Đối với các công ty đại chúng còn lại (dù là nhà nước hay không), sau khi có giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán từ VSD, phải đăng ký niêm yết trên sàn UpCom trong vòng 3 tháng (hoặc 3 tháng sau khi Thông tư trên có hiệu lực, nếu họ có đã được giấy chứng nhận).

UBCKNN cũng có kế hoạch nới lỏng điều kiện niêm yết để thúc đẩy các công ty niêm yết sau khi thực hiện IPO để tạo cho các nhà đầu tư (chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài) sự tự tin hơn trong đợt IPO sắp tới. Các vụ IPO lớn vẫn còn xa (Vinatex, Vietnam Airlines, Vocarimex, Tổng công ty sân bay Việt Nam, Vicem, Mobifone ...) và chúng tôi vẫn thấy khích lệ rằng nửa đầu năm 2014 là một kinh nghiệm đáng học tập và chúng tôi hy vọng sẽ thấy kết quả tốt đẹp hơn trong nửa cuối năm nay.

Tái cơ cấu ngành ngân hàng đã đồng hành với Việt Nam trong 3 năm qua

Một số quy định ngân hàng mới gần đây đã được giới thiệu và chúng tôi tin rằng những quy định này sẽ nâng cao đáng kể hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng trong thời gian tới. Các quy định này phản ánh hai hướng quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) như sau:

Thứ nhất, hoạt động ngân hàng sẽ được điều tiết và giám sát trong tương lai. Các ngân hàng sẽ bị cấm thực hiện những gì họ đã không đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của họ. Trong quá khứ, các ngân hàng đã có thể tìm thấy sơ hở trong các quy định về ngân hàng và hành động dựa trên những lỗ hổng đó. Cổ đông lớn của các ngân hàng phải thực hiện đúng các quy định về sở hữu nhằm mục đích giảm vấn đề sở hữu chéo và sự chi phối các ngân hàng của nhà tài phiệt ngân hàng.

Thứ hai, giải quyết nợ xấu dự kiến ​​sẽ tăng mạnh trong nửa cuối của năm 2014 và năm 2015. Các ngân hàng được cấp nhiều quyền hơn để xử lý các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu ngay cả khi con nợ không hợp tác. Quy định này nhằm mục đích tạo ra một cơ chế hiệu quả hơn để cho các ngân hàng giải quyết nợ xấu.

Xin lưu ý rằng với các quy định phân loại nợ mới (trong đó phản ánh chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế), sẽ dần dần có hiệu lực bắt đầu từ năm nay và đến hết tháng 3/2015, chênh lệch giữa mức nợ xấu được báo cáo (4,8% vào tháng 6/2014) và mức nợ xấu thực tế (khoảng 8,8% vào tháng 6/2014) sẽ trở nên thu hẹp hơn (trước đây là: 2-3% so với 10-15%), và các ngân hàng thương mại sẽ phải tích cực xử lý tình hình nợ xấu của họ. Tuy lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, hành động nghiêm khắc điều chỉnh những vấn đề mang tính hệ thống trong ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế nói chung sẽ tạo ra sự lạc quan và tự tin, hai đặc điểm quan trọng đã bị đánh mất. Chỉ khi một cảm giác lạc quan và sự tự tin được khám phá lại, các ngân hàng mới có thể sẵn sàng cho vay."

Để giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn về làm sóng IPO mới tại Việt Nam và việc cải cách hệ thống ngân hàng, CTCP Chứng khoán Sài Gòn sẽ tổ chức hội thảo thường niên “Gateway to Việt Nam” vào ngày 1/9 tới, với chủ đề năm nay chính là “Tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”.

Trung Nghĩa - NDH


0 nhận xét:

Đăng nhận xét